Dấu hiệu của bệnh thoái hóa đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm, chèn dây thần kinh và cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay
DẤU HIỆU CỦA BỆNH THOÁI HÓA ĐỐT SỐNG LƯNG, THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, CHÈN DÂY THẦN KINH VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY
Thoái hóa đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm, chèn ép dây thần kinh là những chăn bệnh xảy ra chủ yếu ở người già, khi tuổi ngoài 50. Những bệnh trên thường xuất hiện khi xương đã bắt đầu thoái hóa và các chức năng kém đi so với khi còn trẻ. Tuy nhiên, ở những năm gần đây, những căn bệnh trên bắt đầu xuất hiện nhiều hơn ở những người trẻ tuổi.
Vậy nguyên nhân do đâu mà bị thoái hóa đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm, chèn dây thần kinh? Làm thế nào để giải quyết các chứng bệnh này? Mới bạn tham khảo bài viết sau.
1. Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm, chèn dây thần kinh
Đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ định nghĩa những căn bệnh trên để có thể nhận biết và điều trị kịp thời như sau:
Thoái hóa đốt sống lưng là bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường. Vòng sợi chèn ép vào ống sống và các dây thần kinh sống kèm sự đứt rách vòng sợi gây hội chứng thoát vị đĩa đệm
Hội chứng chèn ép dây thần kinh xảy ra khi áp lực từ các mô xung quanh như sụn, xương, dây chằng, cơ phá vỡ chức năng dây thần kinh.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm, chèn ép dây thần kinh. Thậm chí khi bị thoái hóa đốt sống lưng sẽ ảnh hưởng tới thoát vị đĩa đệm và chèn ép dây thần kinh. Mỗi bệnh sẽ có những nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân chủ yếu của các bệnh như sau:
1.1. Tuổi cao là nguyên nhân chính gây ra bệnh thoái hóa đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm, chèn dây thần kinh
Khi tuổi cao, quá trình thoái hóa sẽ diễn ra càng mạnh mẽ. Theo quy luật tự nhiên, cột sống sẽ già đi theo năm tháng, trở nên yếu và giảm khả năng nâng đỡ cơ thể.
Thoái hóa cột sống lưng dẫn đến tổn thương sụn khớp, xương dưới sụn, màng hoạt dịch, dây chằng,... khiến người bệnh có thể bị đau phần thắt lưng và dẫn đến việc bị thoát vị đĩa đệm.
1.2. Sinh hoạt và lao động sai tư thế
Nguyên nhân này chủ yếu xảy ra ở lớp người trẻ tuổi. Những thói quen nằm ngủ, đi đứng không thẳng lưng. Khi ngồi học hay làm việc trong thời gian dài với tư thế lưng uốn cong, ngồi một chỗ, ít di chuyển hay thường xuyên mang vác, kéo đẩy vật nặng không đúng tư thế,...
Điều này khiến cột sống thắt lưng chịu tổn thương, cấu trúc cột sống thay đổi, mô xương, xơ và dây chằng dễ bị thoái hóa. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
1.3. Chấn thương cột sống
Một số chấn thương như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn thể thao, bị đánh đập… Những chấn thương trên đều khiến cột sống biến dạng, giảm khả năng chịu lực và suy yếu nên thúc đẩy quá trình thoái hóa cột sống và dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
1.4. Dị tật bẩm sinh
Một số dị tật như gù hay cong vẹo cột sống cũng sẽ làm thúc đẩy quá trình thoái hóa cột sống gây nên những cơn đau và cột sống bị thoái hóa.
Những người có dị tật bẩm sinh về cột sống cũng tăng khả năng gây thoát vị đĩa đệm hơn người bình thường.
1.5. Tăng cân béo phì
Trọng lượng cơ thể quá lớn cũng là nguyên nhân thúc đẩy quá trình thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm diễn ra nhanh hơn bình thường.
Ngoài những nguyên nhân trên, thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm còn có những nguyên nhân khác như di truyền, thói quen sinh hoạt hay thói quen sinh hoạt. 2 căn bệnh trên là nguyên nhân cơ bản để dẫn đến hội chứng chèn ép dây thần kinh.
2. Dấu hiệu của bệnh thoái hóa đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm, chèn dây thần kinh
2.1. Dấu hiệu thoái hóa đốt sống lưng
Thoái hóa đốt sống lưng là căn bệnh có triệu chứng rất dễ nhận biết nhưng cũng rất dễ nhầm lẫn với chứng đau lưng thông thường. Một trong những triệu chứng đặc trưng của căn bệnh này là người bệnh sẽ có những cơn đau nhức âm ỉ, thường xuyên tại các vùng cổ và thắt lưng. Các triệu chứng đau tại hai vùng này không kéo dài, mà chỉ xuất hiện trong 1 - 2 ngày và giảm dần khi người bệnh có thời gian nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, về lâu dài thì căn bệnh này không thể tự hết. Khi thấy cơn đau ở thắt lưng và cổ thường xuyên hơn, kèm theo các triệu chứng sau thì người bệnh nên điều trị tích cực:
● Thường cảm thấy khó chịu, kém ăn, khó ngủ, mệt mỏi.
● Xuất hiện các cơn đau đột ngột, không chỉ ở vùng thắt lưng và cổ mà còn ở cả vai, đầu, cánh tay, thần kinh tọa, hông, đùi... khiến người bệnh đi lại khó khăn.
● Có thể bị hạn chế cử động khớp cổ hoặc cảm thấy cứng gáy
● Thường xuyên xuất hiện các cơn đau vùng lưng khi dùng tay chân nâng đồ vật nặng hoặc sau khi chạy, đi bộ.
● Các cơn đau tuy thường xuất hiện nhưng không liên tục và kéo dài thành nhiều đợt khác nhau.
2.2. Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm lưng về cơ bản cũng sẽ có các dấu hiệu giống với thoái hóa đốt sống lưng. Tuy nhiên, đây là hai bộ phận khác nhau, tuy liên quan đến nhau nhưng đều có dấu hiệu nhận biết riêng và khá rõ ràng như sau:
● Cơn đau có thể xuất hiện ngay cả khi hắt hơi, ho hay nằm nghiêng hoặc vận động mạnh.
● Cơn đau chủ yếu tập trung ở vùng thắt lưng, có thể xuất hiện đột ngột hoặc âm ỉ liên tục, không chỉ đau mà còn buốt.
● Vùng mông, mặt trước và mặt sau đùi cũng sẽ bị ảnh hưởng và cảm nhận được cơn đau. Thậm chí, với bệnh nhân diễn biến nặng hơn thì còn có cảm giác tê bì mu bàn chân.
2.3. Triệu chứng chèn dây thần kinh
Đối với triệu chứng chèn dây thần kinh, người ta thường chia ra làm các dấu hiệu cho các phần cơ thể riêng biệt gồm:
- Dấu hiệu chèn dây thần kinh ở cổ: thường chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, hay bị đau mỏi cổ và nhức mỏi vai gáy, thường bị ù tai, mắt bị mờ và khó giữ thăng bằng. Đồng thời, thường có các biểu hiện tê mỏi và đau nhức cánh tay.
- Dấu hiệu chèn dây thần kinh ở ngực: thường xuất hiện các cơn đau ở ngực, thậm chí cả khi ho, cười hay vận động, hít thở mạnh. Đồng thời cũng thường có các cơn đau bất thường ở lưng và bụng.
- Đối với triệu chứng chèn dây thần kinh ở thắt lưng thì càng dễ bị nhầm lẫn và bỏ qua vì nó giống với thoái hóa đốt sống lưng và đôi khi cũng có thể bị nhầm với thoát vị đĩa đệm: đau vùng thắt lưng rồi lan dần ra các vùng khác trên cơ thể gồm mông, đùi, chân. Đồng thời thường bị co cứng, tê ngứa các chi. Thậm chí là bị rối loạn hoặc mất chức năng kiểm soát tiểu tiện.
3. Đối tượng thường bị bệnh thoái hóa đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm, chèn dây thần kinh
Nhiều người vẫn cho rằng căn bệnh thoái hóa đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm và chèn dây thần kinh là căn bệnh của người già. Chỉ đến khi tuổi già sức yếu mới mắc phải. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy: có một lượng thanh niên và người trung niên không nhỏ cũng mắc phải căn bệnh này.
Đặc biệt là những người phải ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, lái xe đường dài, lái xe taxi... hoặc những người phải cúi đầu nhiều như bác sĩ phẫu thuật, nhân viên văn phòng làm việc giấy tờ, sổ sách... và cuối cùng là những người phải bê vác nặng trong thời gian dài như thợ xây, thợ hồ, công nhân...
Thậm chí, căn bệnh này còn có tính di truyền. Một số người có cấu tạo cột sống yếu, hệ thống xương kém, cộng thêm gia đình có người thân từng bị thoái hóa đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm, chèn dây thần kinh... thì hoàn toàn có thể mắc phải căn bệnh này. Đối tượng mắc bệnh vì di truyền thì càng không có ngoại trừ, ai cũng có thể mắc phải.
Cuối cùng, đối tượng dễ mắc phải thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống lưng mà không phải ngồi một chỗ hay không phải di chuyển chính là những người có thói quen sống không lành mạnh: sinh hoạt không điều độ, hút thuốc, uống rượu bia quá nhiều và ngồi, ngủ sai tư thế dẫn đến tổn thương và thoái hóa xương, khớp.
4. Giải pháp chữa trị, giảm đau bệnh thoái hóa đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm, chèn dây thần kinh
Để cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống lưng, người bệnh có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau:
- Điều trị bằng thuốc uống xương khớp
- Tập các bài tập tác động đến xương khớp một cách nhẹ nhàng như yoga, pilates
- Tập các bài tập vật lý trị liệu...
- Đối với những người bệnh nặng, có nguy cơ mất khả năng vận động bởi căn bệnh thoát vị đĩa đệm và thoái hóa đốt sống lưng, chèn dây thần kinh thì có thể sẽ cần phẫu thuật để chữa trị.
- Ngoài ra, trong trường hợp bệnh diễn biến bình thường, chưa quá nặng, bệnh nhân cũng có thể sử dụng các sản phẩm máy móc, thiết bị hiện đại để cải thiện sức khỏe hệ xương khớp.
Các thiết bị này không chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện giảm đau, mà còn có tác dụng trị liệu lâu dài cho người bị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống lưng
Hiện nay, để mua các sản phẩm thiết bị hỗ trợ cải thiện thoái hóa đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm, chèn dây thần kinh... bạn có thể tìm thấy rất nhiều công ty, doanh nghiệp cung cấp vật tư y tế. Tuy nhiên, không phải thương hiệu nào cũng có khả năng cung cấp sản phẩm chất lượng cao với mức giá tốt như tại Công ty TNHH TM và ĐT Gia Bảo Minh.
Gia Bảo Minh là thương hiệu chỉ cung cấp các sản phẩm, tiện ích cho người cao tuổi. Với tiêu chí hướng tới các sản phẩm tốt nhất cho người cao tuổi, Gia Bảo Minh luôn tìm kiếm và nghiên cứu để đưa các sản phẩm tiện ích của các nước phát triển về Việt Nam, phục vụ người cao tuổi Việt.
Là thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực cung cấp, phân phối các sản phẩm tiện ích cho người cao tuổi các sản phẩm của Gia Bảo Minh đều được nhập khẩu trực tiếp, không qua trung gian. Do đó, có khả năng kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng đảm bảo và chế độ bảo hành sản phẩm tốt.
Dưới đây là một số hình ảnh về sản phẩm:
Để tìm hiểu thông tin chi tiết về thiết bị trị liệu hiệu quả này các bạn có thể tham khảo tại trang web https://tienichnguoicaotuoi.com.vn/may-massage-mat-xa-lung-chua-dau-lung-hong-ngoai